Các hư hỏng thường gặp của màng sơn – Kiềm hóa

Ngày cập nhật: 18-03-2020

Để nâng cao tuổi thọ, duy trì tính thẩm mỹ và tính năng sử dụng của màng sơn, Fujisu sẽ lần lượt chia sẻ các kiến thức cơ bản liên quan tới nguyên nhân làm xấu đi lớp “trang điểm” bên ngoài (màng sơn) của công trình.

Trong loạt bài viết này, chúng tôi cũng sẽ đồng thời giới thiệu các giải pháp để khắc phục hậu quả do các nguyên nhân này gây ra.

1. Kiềm hóa

  • Biểu hiện: Sự mất màu và suy giảm cấu trúc tổng thể của màng sơn trên bề mặt nền là tường trát vữa, tường bê tông, tường bả matit hoặc tường gạch.

 

Hình ảnh minh họa cho hiện tượng kiềm hóa

 

  • Nguyên nhân:

- Do tường thường xuyên có nước, bị ẩm và ướt.

- Quá trình kiềm hóa xảy ra khi nước hòa tan các chất có tính chất kiềm (pH từ 13 đến 14) tồn dư trong vữa, bê tông và thâm nhập vào màng sơn trong quá trình bay hơi.

- Sau khi thâm nhập, kiềm phá hủy kết cấu của màng sơn: làm mất tính liên kết, làm các phần tử màu bị rửa trôi và xuất hiện màu trắng hoặc màu loang ố trên bề mặt nền do phản ứng hóa học.

- Do sử dụng sơn kém chất lượng.

  • Giải pháp:

- Khi sơn phải tuân thủ các hướng dẫn về điều kiện thi công của nhà sản xuất sơn: bề mặt cần sơn phải khô, đối với bề mặt mới trát vữa bê tông sau 30 ngày mới được sơn.

- Đặc biệt phải khắc phục hoặc xử lý triệt để nguyên nhân gây ra ẩm và thấm của bức tường (như đường ống nước rò rỉ ở tường khu vệ sinh, chân móng không được chống thấm, tường hút ẩm khi độ ẩm không khí cao trên 90% và bị thấm  qua màng sơn do sử dụng sơn phủ kém chất lượng ...).

- Sử dụng sơn lót chống kiềm Fujisu AKITO

SƠN LÓT KHÁNG KIỀM AKITO

- Khả năng kháng kiềm, các chất hóa học tuyệt đối

- Khả năng chống nấm mốc, ố vàng.

- Khả năng chống thấm tuyệt đối.

- Đạt chuẩn chất lượng ISO 9001:2008